Khi bạn bước vào đại học, bạn sẽ đối mặt với vô vàng sự lựa chọn. Hãy nhìn xem việc bạn chọn khối học đầu năm lớp 12, đến việc chọn nghề, chọn ngành, trường. Rồi vào đại học, chọn bạn chơi, chọn nơi ở, chọn việc làm nào vừa kiếm tiền… Vì sao người ta đắng đo trước những sự lựa chọn vì chúng ta luôn sợ bỏ lỡ những lợi ích của những sự lựa chọn khác mang lại.
FOMO (Fear Of Missing Out)
Hội chứng sợ bỏ lỡ là một nỗi sợ con người sợ bỏ lỡ điều gì đó trong cuộc sống. Quay lại cuộc sống đại học, chúng ta sẽ đối mặt với nhiều FOMO trong cuộc sống. Hôm nay là chung kết cuộc thi X mà mai thi rồi, phải ngủ sớm thôi. Nhưng không coi thì bỏ lỡ mất thông tin hay của trận đấu.
Phải làm sao đây ta? là câu hỏi sẽ hiện ra trong đầu bạn trong những trường hợp như thế.
Nguyên lí đầu tiên trong 10 nguyên lí kinh tế học của N. GREGORY MANKIW
Con người luôn đối mặt với sự đánh đổi. Khi bạn chọn đi máy bay, đi thì nhanh đó nhưng bạn sẽ không thể nhìn thấy được khung cảnh tuyệt đẹp dọc đường đi. Nhưng khi bạn đi xe ô tô bạn sẽ đi lâu hơn, mất sức nhiều hơn nhưng bạn không thể thấy được những cánh đồng mây bất tận. Tất cả đều đến nơi mà bạn muốn, thế nên chúng ta cùng xét thêm một khái niệm nữa. Khi bạn chọn xe hơi bạn sẽ có cảnh đẹp dọc đường, giá cả tiết kiệm hai cái này được gọi là chi phí cơ hội so với việc đi máy bay.
Vậy hãy xét chi phí cơ hội của việc xem chung kết cuộc thi và đi ngủ để chuẩn bị cho ngày thi hôm sau. Nếu đi ngủ thì lỡ mất chung kết những điều hay của cuộc thi, nhưng nếu coi thì ngày mai sẽ không dậy sớm, sẽ trễ thi thậm chí là hậu quả lớn là rớt môn, đóng tiền học lại
Con đường đi đến thành công không phải là đường 1 chiều
Không phải bạn chọn đi coi chung kết thì kết luận bạn là sai, hay bạn chọn đi ngủ thì khen bạn đúng. Chúng ta có quyền quyết định chọn lựa giá trị cơ hội. Vì vậy bạn đi đến thành công bằng máy bay hay ô tô đều là sự lựa chọn của bạn, mỗi cái đều cho bạn những trải nghiệm và hạnh phúc riêng. Có thể đi ô tô rất lâu và cực, nhưng sẽ chiêm ngưỡng được những cảnh đẹp mà máy bay không thể thấy