Để đạt kết quả cao nhất trong kì thi THPT quốc gia, các thí sinh không những cần có phương pháp học hiệu quả, mà còn cần vạch cho mình một lộ trình ôn tập rõ ràng theo từng giai đoạn. Sau đây, bài viết sẽ chỉ ra 3 giai đoạn các thí sinh nhất định phải có trong lộ trình ôn tập chuyên đề luyện thi đại học môn sinh.
Các giai đoạn ôn tập, luyện đề
Giai đoạn 1: Học kiến thức mới và làm chuyên đề luyện thi đại học môn sinh
Giai đoạn 1 thường kéo dài từ lúc bắt đầu năm học lớp 12 đến khoảng thời gian trước Tết (tháng 1, tháng 2) của năm học đó. Lúc này, song song với việc học kiến thức mới trên lớp, học sinh nên làm các chuyên đề tương ứng với phần đang học, học đến đâu, làm đến đấy. Bên cạnh đó, với những phần đã học, nếu thấy chưa vững phần nào học sinh cũng nên củng cố ngay bằng cách làm thêm thật nhiều chuyên đề cho thành thạo. Tuy nhiên, vì đây là khoảng thời gian trong năm học nên học sinh sẽ vẫn cần học nhiều môn khác, chưa thể dành thời gian quá nhiều cho môn sinh.
Giai đoạn 2: Làm chuyên đề luyện thi đại học môn sinh và củng cố những kiến thức còn kém
Giai đoạn này sẽ tiếp nối ngay sau giai đoạn 1, kéo dài từ khoảng tháng 2 đến đầu tháng 4 của năm học. Lúc này, học sinh nên bắt đầu làm thử đề thi đại học của các trường chuyên hoặc tự sưu tầm đề trên mạng để luyện tập. Việc làm nhiều đề sẽ giúp học sinh làm quen với những dạng bài thường gặp, rèn luyện kỹ năng làm bài, đồng thời củng cố được phần kiến thức còn kém. Ở giai đoạn này, học sinh cũng chưa cần quan tâm quá nhiều đến vấn đề thời gian khi làm bài, thay vào đó các em nên tập trung củng cố kinh nghiệm làm bài, kinh nghiệm tư duy khi gặp bài khó.
Giai đoạn 3: Luyện đề thi cấp tốc và hệ thống lại kiến thức
Từ khoảng đầu tháng 4 đến lúc kỳ thi THPT quốc gia 2020 diễn là giai đoạn nước rút. Lúc này, học sinh cần hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học, sau đó tập trung toàn bộ thời gian vào việc làm chuyên đề luyện thi đại học môn sinh. Với môn học này, các em nên làm mỗi ngày 3 đề vào các khoảng thời gian khác nhau: sáng - chiều - tối. Sau khi làm xong một đề các em đối chiếu đáp án, tự chấm điểm cho mình để biết năng lực của bản thân từ đó có kế hoạch cải thiện phù hợp. Tương tự môn sinh, với những môn học khác như toán và hóa các em cũng làm 1 ngày 3 đề đề luyện tập, củng cố kiến thức.
Chương trình tuyển sinh năm 2020 của Đại học Lạc Hồng
Năm 2020, Đại học Lạc Hồng tuyển sinh tổng cộng 22 ngành học, trong đó, có nhiều ngành học mang lại các cơ hội việc làm hấp dẫn như: Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa…
Nhà trường dự kiến sử dụng 5 phương thức xét tuyển, bao gồm:
(1). Xét tuyển kết quả thi THPT Quốc gia 2020.
(2). Xét tuyển đại học theo kết quả học bạ lớp 12, bao gồm 2 hình thức:
- Tổng điểm 3 môn (theo tổ hợp xét tuyển) cả năm lớp 12 trong học bạ ≥ 18 điểm.
- Tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 ≥ 6.0 điểm.
(3). Xét tuyển theo điểm trung bình 3 học kỳ (HK 1 và 2 của lớp 11 và HK1 lớp 12)
(4). Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Lạc Hồng hoặc ĐH Quốc gia TP. HCM.
(5). Xét tuyển thẳng vào Đại học:
- Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật học sinh trung học, cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên.
- Thí sinh có học lực loại khá 3 năm lớp 10, 11, 12.
- Thí sinh học tại các trường chuyên.
- Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.
- Thí sinh thuộc 200 trường Top đầu cả nước.
- Thí sinh thuộc các trường THPT có ký kết nghĩa - hợp tác giáo dục với LHU.
Để đăng ký xét tuyển vào Đại học Lạc Hồng, bạn vui lòng truy cập: https://lhu.fun/EAE495.
Hy vọng rằng, lộ trình ôn tập chuyên đề luyện thi đại học môn Sinh mà bài viết hướng dẫn sẽ giúp các em có kế hoạch ôn thi rõ ràng, hiệu quả. Các em cần tuân thủ đúng kế hoạch để đảm bảo các kỹ năng làm bài, kỹ năng tư duy được cải thiện một cách nhanh nhất. Chúc các em có một kỳ thi thành công!
chuyên đề luyện thi đại học môn sinh