Ngữ văn là môn tự luận duy nhất trong kỳ thi THPT quốc gia, bởi vậy, cách thức ôn luyện sẽ có nhiều điểm khác biệt so với các môn còn lại. Đó là lý do nó thường gây ra cảm giác lo lắng, hoang mang cho nhiều thí sinh. Nhằm giúp các sĩ tử có được định hướng ôn tập rõ ràng và hiệu quả hơn, chúng tôi xin chia sẻ một số bí quyết làm đề luyện thi đại học môn Văn sau đây.
Cách làm từng phần trong đề thi Văn
Tất cả đề luyện thi đại học môn Văn hiện nay đều bao gồm 2 phần: đọc hiểu (3 điểm) và làm văn (7 điểm).
Phần đọc hiểu
Để làm tốt phần đọc hiểu, thí sinh cần chú ý một số yêu cầu sau:
- Bạn nên đọc kỹ và gạch chân từ khóa trong câu hỏi trước khi đọc đoạn văn.
- Hãy trả lời ngắn gọn, xúc tích, đầy đủ và đúng trọng tâm.
Hầu hết các đề luyện thi đại học môn Văn 2020 đều có 4 dạng câu hỏi chính. Thí sinh có thể căn cứ vào chúng để khoanh vùng kiến thức cần ôn tập. Cụ thể, đó là:
- Câu hỏi kiểm tra các kiến thức tiếng Việt và văn học như phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, phương thức lập luận, đề tài, thể loại,…
- Câu hỏi giải nghĩa một từ ngữ, khái niệm, ý kiến. Ví dụ: "Theo tác giả,... được nói đến trong đoạn trích là gì?", hay "Anh/ chị hiểu thế nào về… trong đoạn trích trên?".
- Câu hỏi giải thích: Vì sao sao tác giả cho rằng...?
- Câu hỏi vận dụng: "Anh/chị có đồng quan điểm với tác giả không? Vì sao?", "Anh/ chị rút ra bài học gì từ đoạn trích trên?"...
Phần làm văn
Phần làm văn trong mọi đề luyện thi đại học môn Văn đều bao gồm 2 câu:
- Câu 1 - Nghị luận xã hội
Trong các phần lý giải, phản biện, bạn cần thể hiện được quan điểm của mình, đồng thời minh chứng bằng các dẫn chứng thực tế xác đáng.
- Câu 2 - Nghị luận văn học
Để làm tốt phần nghị luận văn học, thí sinh cần hiểu và nắm chắc tác phẩm. Muốn vậy, bạn nên phân loại chúng theo giai đoạn, chủ đề, khuynh hướng, thể loại... Sau đó, hãy học từ ý chính đến ý phụ theo chiều tư duy rộng mở dần. Cách thức này sẽ giúp bài viết trở nên chặt chẽ và luôn đầy đủ ý tứ. Bên cạnh việc củng cố kiến thức, thí sinh cũng cần rèn luyện ngòi bút thường xuyên để tăng cường sức viết.
Cách phân bổ thời gian
Với tổng thời gian 120 phút, thí sinh có thể phân bổ như sau để đảm bảo hiệu suất làm bài:
- 15 phút làm phần đọc hiểu. Phần này có mức độ phức tạp không quá cao. Ngoài ra, nó chỉ chiếm chưa tới 30% số điểm. Vì vậy, bạn nên đẩy nhanh tốc độ để dành thời gian cho các phần tiếp theo.
- 25 phút làm câu 1 phần làm văn. Thí sinh cần bàn luận, thể hiện quan điểm về một triết lý cuộc sống hoặc một hiện tượng xã hội. Vì thế, yêu cầu quan trọng nhất của phần này là sự rõ ràng, rành mạch và thuyết phục. Bạn nên tránh lối viết dài dòng, lan man.
- 80 phút còn lại dành cho câu 2 phần làm văn - nghị luận văn học. Đây là phần chiếm số điểm nhiều nhất trong các đề luyện thi đại học môn Văn. Do đó, thí sinh nên dành thời gian trau chuốt ý tứ và ngôn từ.
Các yếu tố gia tăng điểm số
Để cải thiện điểm số, ngay trong quá trình làm đề luyện thi đại học môn Văn, thí sinh cần chú ý một số yếu tố sau đây:
- Viết theo các luận điểm, bám sát trọng tâm đề bài, không lan man.
- Bài viết có đủ kết cấu 3 phần mở, thân, kết.
- Sử dụng từ ngữ chính xác, chọn lọc và phù hợp hoàn cảnh.
- Đảm bảo câu văn có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ.
- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, không gạch xóa quá nhiều.
Trên đây là một số bí quyết giúp thí sinh tự tin hơn khi đối mặt với kỳ thi THPT quốc gia 2020. Sự chăm chỉ, nỗ lực ở hiện tại chắc chắn sẽ mang lại “trái ngọt” trong tương lai gần. Bởi vậy, hãy tích cực củng cố kiến thức nền tảng và rèn giũa “ngòi bút” bằng các đề luyện thi đại học môn Văn ngay hôm nay, bạn nhé!
Năm 2020, Đại học Lạc Hồng vẫn tiếp tục tuyển sinh 22 ngành học theo 5 phương thức xét tuyển. Để đăng ký xét tuyển vào Đại học Lạc Hồng, bạn vui lòng truy cập: https://lhu.fun/EAE495.
đề luyện thi đại học môn Văn