Hoạt động

Khai mạc Hội nghị khoa học toàn quốc về Cơ điện tử

Trong hai ngày 21 và 22-11, tại Trường đại học Lạc Hồng diễn ra hội nghị khoa học toàn quốc về Cơ điện tử lần thứ 7 (VCM 2014), do Hội Cơ điện tử Việt Nam phối hợp với Trường đại học Lạc Hồng, Khu công nghiệp Amata và Khu công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh... tổ chức. Dự hội nghị, về phía tỉnh Đồng Nai có Tiến sĩ Huỳnh Văn Tới - Ủy viên Ban TVTU - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

Huỳnh Văn Tới

Tiến sĩ Huỳnh Văn Tới phát biểu trong phiên khai mạc hội nghị 

Hơn 120 nhà khoa học, học viên cao học, nghiên cứu sinh trong và ngoài nước đã tới tham dự, lắng nghe các tác giả trình bày các đề tài nghiên cứu được trình bày tại hội nghị. NGND, tiến sĩ Đỗ Hữu Tài - Hiệu trưởng Trường đại học Lạc Hồng - đồng Chủ tịch hội nghị VCM 2014, cho biết từ 174 đề tài ban đầu, qua quá trình phản biện, sàng lọc, ban tổ chức đã chọn ra 99 đề tài khoa học xuất sắc để trình bày tại các tiểu ban của hội nghị lần này.

khai mạc hội thảo cơ điện tử toàn quốc

Khai mạc Hội nghị Cơ điện tử toàn quốc 2014 tại Đại học Lạc Hồng

Hội nghị được tổ chức định kỳ hai năm một lần. Hội nghị lần thứ 7 này có ba mục tiêu chính, là xây dựng một diễn đàn trao đổi hợp tác khoa học công nghệ cho cộng đồng các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực cơ điện tử. Qua hội nghị giới thiệu những kết quả nghiên cứu mới và các sản phẩm ứng dụng trong  thực tiễn. Cuối cùng là tăng cường liên kết giữa “Nghiên cứu - đào tạo - sản xuất” trong lĩnh vực cơ điện tử.

Giáo sư Hàn Quốc

Giáo sư Sang Bong Kim tới từ một trường đại học của Hàn Quốc trình bày báo cáo tại hội nghị

Các bài báo trình bày tại VCM 2014 sẽ được tổng hợp thành tài liệu để các nghiên cứu sinh, sinh viên tham khảo, học hỏi, phát triển ý tưởng nghiên cứu, đưa vào ứng dụng thực tiễn.

Công Nghĩa

hội nghị, khoa học, cơ điện tử, toàn quốc


      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        8,952,327       2/866